Hiện nay thực trạng các nhà máy , các khu công nghiệp, chất thải chưa qua xử lý và xả thẳng trực tiếp ra bên ngoài môi trường đang là một vấn đề nhức nhối vì nó gây ô nhiễm nguồn nước một cách nặng nề. Trong khi đó, các chất thải công nghiệp lại chứa rất nhiều chất độc hại và các kim loại nặng. Chúng ta vẫn thường nghe nói rằng các kim loại nặng có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Vậy trên thực tế tác hại của kim loại nặng khi đưa vào cơ thể của chúng ta như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Các kim loại nặng sẽ kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển, tạo ra các tế bào ung thư, tổn thương các cơ quan và hệ thần kinh và nghiêm trọng hơn là gây ra tử vong. Việc tiếp xúc với những kim loại nặng như chỉ, thủy ngân,.. cũng có thể gây ra các bệnh tự miễn dịch và nó sẽ tự tấn công các tế bào của chính mình. Điều này có thể dẫn đến các bệnh như viêm khớp dạng thấp, các bệnh về thận, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,..
Các kim loại nặng thường liên quan đến các trường hợp nhiễm độc ở người như chì, asen, camidi, thủy ngân.
Chì
Nguồn nước có nhiễm chì chủ yếu là những nguồn nước thải công nghiệp từ các nhà máy thải ra và trực tiếp ngấm vào trong nguồn nước. Các nguồn nước tự nhiên thì hàm lượng kim loại chì thường từ 0.4 đến 0.8 mg/l, cao hơn nhiều so với mức cho phép.
Nếu hàm lượng chì trong nước cao và trực tiếp đi vào trong cơ thể sẽ gây ra những tổn thương trong não bộ, gây rối loạn tiêu hóa, yếu cơ và phá hủy hồng cầu.
Asen
Nước ngầm thường chứa hàm lượng asen cao hơn nước do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau. Asen cũng có mặt nhiều trong nguồn nước bị nhiễm nước thải công nghiệp hay thuốc trừ sâu.
Khi bị nhiễm asen con người có thể mắc các bệnh ung thư da, phổi,..
Cadimi
Cũng như asen, cadimi xuất hiện ở các mạch nước ngầm. Ngoài ra Cadimi còn xuất hiện trong nguồn nước khi bị nhiễm các chất thải công nghiệp khai thác mỏ, nước rỉ ở bãi rác hay xuất hiện trong các đường ống thép tráng kẽm nếu xuất hiện các hiện tượng ăn mòn.
Cadimi có tác động xấu đến thận. Khi bị nhiễm độc sẽ gây ra các hiện tượng nôn, mửa.
Thủy ngân
Thủy ngân rất hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được sử dụng trong công nghệ khai khoáng sẽ có khả năng gây ra các hiện tượng làm ô nhiễm nguồn nước. Khi nhiễm thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn.
Điều đáng lo ngại là trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ bị nhiễm độc từ kim loại nặng nhất. Bởi các cơ quan trong cơ thể thai nhi và trẻ sơ sinh đang phát triển và rất nhạy cảm. Việc tiếp xúc với một số kim loại nặng ngay từ khi còn nhỏ có thể dẫn đến những khó khăn trong việc ghi nhớ, trí não kém phát triển và các vấn đề về hành vi như hung hăng, hiếu động.
Ở mức tác động mạnh, các kim loại nặng sẽ gây ra những tổn thương không thể phục hồi ở não.
Để loại bỏ những mối lo về các kim loại có trong nước, hãy sử dụng nguồn nước sạch từ những hệ thống xử lý nước sinh hoạt gia đình.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về hệ thống xử lý nước sinh hoạt cũng như các thiết bị máy lọc nước dành cho gia đình bạn.
XEM THÊM:
Mức độ an toàn và chất lượng của nguồn nước sinh hoạt hằng ngày
Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến đời sống?